Giải Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên
Giải Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên
Loạt bài Giải bài tập Toán 6 Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6 giúp bạn dễ làm làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Toán 6.
-
Toán 6 Kết nối tri thức Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
-
Toán 6 Kết nối tri thức Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
-
Toán 6 Kết nối tri thức Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
-
Toán 6 Kết nối tri thức Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Giải Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp
Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.
Lời giải:
Giả sử trong lớp em có 4 tổ trưởng có tên là: Mai, Linh, Trang, Nhung
Khi đó: Tập hợp B gồm các bạn: Mai, Linh, Trang, Nhung
+) Bạn Linh thuộc tập hợp B.
+) Bạn Dũng không thuộc tập hợp B.
Câu hỏi trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:
L = {N; H; A; T; R; A; N; G}
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?
Lời giải:
Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần.
Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}.
Luyện tập 2 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:
Lời giải:
+) Ta có: A = { x ∈ ¥ | x < 5 }
Trong tập hợp A, ta thấy x ∈ ¥ và x < 5 nên x là các số tự nhiên nhỏ hơn 5 đó là: 0; 1; 2; 3; 4
Do đó ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}.
+) Ta có: B =
Trong tập hợp B, ta thấy nên x là các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 5 đó là: 1; 2; 3; 4
Do đó ta viết: B = {1; 2; 3; 4}.
Luyện tập 3 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
a) Thay dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉:
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
Lời giải:
a) Nhận thấy các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 là các số: 7; 8; 9
Nên tập hợp M gồm các số: 7, 8, 9
Do đó:
b) Do đó ta có mô tả tập hợp M theo hai cách như sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử
M = {7; 8; 9}.
Cách 2: Nếu dấu hiệu đặc trưng
M =
…………………………
…………………………
…………………………